26/07/2013
Đánh giá của CEO Lee Jae Eun về TTCK Việt Nam: "13 tuổi, cần 1 bước chuyển mình"
Ở tuổi 13, dưới góc nhìn của các chuyên gia, TTCK Việt Nam cần một bước chuyển mình khi đang ở tuổi thiếu niên tràn đầy sinh khí, để thêm lớn mạnh.
“Hãy rộng cửa hơn trong thu hút vốn ngoại”
5 giải pháp để tăng sức hấp dẫn cho TTCK
“NĐT nước ngoài đã nhận thấy một số cải tiến tích cực trên TTCK Việt Nam ”
“Việt Nam cần khẩn trương nới room cho NĐT ngoại”
“TTCK Việt Nam còn chặng đường dài phía trước”
Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn
Ông Hiramoto Hiroshi, Tổng giám đốc CTCK Nhật Bản (JSI)
|
Hiện tại, TTCK Việt Nam đang có những biểu hiện kém hấp dẫn với NĐT ngoại. Một số NĐT nước ngoài không mấy kỳ vọng sẽ có lợi nhuận thặng dư, do những trở ngại trên TTCK Việt Nam chậm được khắc phục. Đầu tiên là cản trở về room cho khối ngoại. Hiện nhiều cổ phiếu còn rất ít hoặc đã cạn room, trong khi đây là một kênh tốt để thu hút NĐT nước ngoài. Thứ đến, việc bãi bỏ các quy định giới hạn trên thị trường tạo ra nhiều điều có lợi, nhưng việc thực thi thì chưa đủ, hoặc vẫn tồn tại những quy định cản trở sự tham gia của khối ngoại. Có những quy định tưởng như mở, nhưng thực ra lại vẫn “đóng”. Chẳng hạn, NĐT nước ngoài không thể đầu tư vào các CTCK Việt Nam với tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 50% đến 99%. Pháp luật cho phép sở hữu 100%, nhưng điều này không linh hoạt để thu hút đầu tư nước ngoài. Hay thời gian mở tài khoản cho NĐT nước ngoài tuy được rút ngắn từ 1 tháng xuống còn 2 tuần, nhưng với không ít NĐT, như vậy là chưa đủ, bởi thủ tục hành chính vẫn rườm rà. |
Ngoài ra, hiện có không ít DN chất lượng kém đang niêm yết. Một số trường hợp chỉ quan tâm đến “làm đẹp” giá cổ phiếu, mà chưa quan tâm thỏa đáng đến quan hệ với NĐT. Điều này tác động không lành mạnh đến tính tin cậy của thị trường. |
5 giải pháp để tăng sức hấp dẫn cho TTCK
Sau 13 năm phát triển, TTCK Việt Nam đã có bước trưởng thành đáng kể cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên, để tiếp tục thúc đẩy thị trường phát triển hiệu quả hơn trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các TTCK trên thế giới, nhất là trong khu vực về thu hút NĐT mới tham gia thị trường, Việt Nam cần gia tăng sức hấp dẫn cho TTCK bằng 5 nhóm giải pháp trọng tâm sau đây: Thứ nhất, khẩn trương hoàn thiện hành lang pháp lý, nhằm tăng tính minh bạch hơn nữa cho thị trường, đồng thời gia tăng sức nặng đối với các chế tài xử lý những hành vi vi phạm. Trong đó, đáng nói nhất là vi phạm của các CTCK trong quản lý tiền của khách hàng. Thứ hai, đáp ứng nhu cầu của NĐT về những mặt hàng mới là các DN có quy mô tài sản lớn, có lợi thế kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng tốt. Đã đến lúc phải chấm dứt tình trạng để NĐT, đặc biệt là khối ngoại mòn mỏi chờ đợi việc đấu giá cổ phần của hàng loạt DN nhà nước như: Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, MobiFone… liên tục bị trì hoãn. |
TS. Alan T. Pham, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital
|
Thứ ba, việc sáp nhập 2 Sở GDCK hiện tại để thành lập Sở GDCK Việt Nam cần được thúc đẩy triển khai. Điều này không chỉ tạo ra môi trường thuận lợi cho triển khai các sản phẩm mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của NĐT. Thứ tư, Việt Nam không nên chậm trễ trong nới room cho khối ngoại, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh trong khu vực về thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) đang ngày một gay gắt. Thứ năm, để thu hút dòng vốn FII hiệu quả hơn, ngoài nới room, cần đồng thời triển khai các giải pháp nhằm tăng thanh khoản cho thị trường. Với quy mô thanh khoản như hiện tại, để giải ngân khoảng 100 triệu USD, NĐT phải mất nhiều phiên giao dịch, trong khi họ chỉ phải mất một phiên, thậm chí vài giờ đồng hồ ở những thị trường lân cận. |
“NĐT nước ngoài đã nhận thấy một số cải tiến tích cực trên TTCK Việt Nam ”
Ông Michel Tosto, Giám đốc Giao dịch chứng khoán – Khách hàng tổ chức, CTCK Bản Việt
|
Trong năm qua, khối NĐT nước ngoài đã nhận thấy một số cải tiến tích cực trên TTCK Việt Nam như kéo dài thời gian giao dịch, dỡ bỏ quy định cá nhân nước ngoài phải có lý lịch tư pháp khi mở tài khoản. Biến chuyển có thể xem là quan trọng nhất đó là hai sàn giao dịch và UBCK đã tăng cường sự kiểm tra đối với hoạt động thị trường và cải thiện quản trị DN. TTCK Việt Nam hiện vẫn được xếp vào nhóm thị trường cận biên theo cách xếp hạng của MSCI, nhưng rõ ràng đây là thị trường cận biên tốt nhất, nhờ vào doanh số giao dịch của hai sàn, số lượng lớn các công ty niêm yết và các quy tắc giao dịch đang ngày một tốt hơn. Với sự cải thiện liên tục, tôi tin rằng, TTCK Việt Nam có thể hy vọng một ngày được xếp hạng lại vào nhóm các thị trường mới nổi, nhờ đó đầu tư nước ngoài ở thị trường này sẽ tăng đáng kể. Tuy nhiên, điều mà NĐT nước ngoài quan tâm nhất vẫn là việc tìm ra công ty tốt để đầu tư. Nhưng các công ty tốt đều được khối nước ngoài sở hữu đến giới hạn. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam nên tăng giới hạn sở hữu nước ngoài, trong đó cổ phiếu không có quyền biểu quyết hoặc khuyến khích các công ty hàng đầu lên niêm yết, đặc biệt ở các lĩnh vực như thực phẩm và đồ uống, viễn thông và chăm sóc sức khỏe… Chỉ như vậy Việt Nam mới có thể được xếp vào nhóm các thị trường mới nổi... |
“Việt Nam cần khẩn trương nới room cho NĐT ngoại”
Việc tham gia niêm yết trên TTCK đối với các DN nói chung, EVE nói riêng đã giúp các DN gần gũi hơn với khách hàng, NĐT. Hình ảnh, tình hình hoạt động của DN niêm yết được cập nhật thường xuyên hơn tới thị trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh vĩ mô khó khăn hiện tại, TTCK chưa thể khởi sắc, nên giá cổ phiếu của không ít DN niêm yết không được phản ánh đúng giá trị thực của DN. Điều này dễ khiến NĐT có những nhìn nhận, đánh giá không lành mạnh về DN.
Để TTCK Việt Nam thu hút vốn đầu tư từ khối ngoại tốt hơn, cùng với việc tiếp tục đơn giản hóa thủ tục mở tài khoản cho cả NĐT cá nhân lẫn tổ chức nước ngoài, Việt Nam cần khẩn trương nới room cho NĐT ngoại. Điều này không chỉ góp phần tăng thanh khoản cho TTCK, mà còn giúp các DN niêm yết có cổ đông hiện hữu là NĐT nước ngoài. Như với EVE, sẽ giúp thuận lợi hơn khi triển khai các đợt phát hành thêm cổ phần để tăng vốn, qua đó mở rộng hoạt động, gắn bó bền vững hơn không chỉ với TTCK, mà cả nền kinh tế Việt Nam.
|
Ông Lee Jae Eun, Tổng giám đốc CTCP Everpia Việt Nam (EVE - HOSE)
|
Bên cạnh đó, để kích thích các DN có vốn đầu tư nước ngoài lên niêm yết trên TTCK Việt Nam, hệ thống văn bản pháp lý cần tiếp tục cải cách theo hướng thống nhất và đồng bộ hơn. |
“TTCK Việt Nam còn chặng đường dài phía trước”
Ông Đoàn Ngọc Hoàn, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Việt Nam (IVS)
|
TTCK 13 năm ghi dấu nhiều thăng trầm với nhà điều hành thị trường, DN, CTCK và NĐT. Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng của thị trường 13 năm qua là rất ấn tượng. Từ chỗ chỉ có 5 DN niêm yết, 6 CTCK trong năm đầu tiên thành lập, đến nay, đã có hơn 700 DN niêm yết, hơn 100 CTCK hoạt động trên thị trường, với 1,2 triệu tài khoản của NĐT. TTCK đã thực sự trở thành kênh huy động vốn lớn cho thị trường.
IVS chỉ có tuổi đời gần bằng nửa tuổi đời của TTCK Việt Nam, nhưng với những gì IVS đã và đang nỗ lực thực hiện để cùng TTCK Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, tôi tin rằng, đây sẽ là tiền đề cho sự phát triển của IVS thời gian tới. Những năm vừa qua, TTCK chứng kiến sự ra đi của khá nhiều CTCK không thể tiếp tục cuộc chơi. Đối với IVS, trong khoảng thời gian thị trường bất ổn, hoạt động của Công ty luôn dựa trên cơ sở lựa chọn giải pháp an toàn nhằm giữ vững vị thế.
So với các TTCK trên thế giới thì TTCK Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chập chững bước đi những bước đầu tiên. Chúng tôi hy vọng và tin tưởng vào một tương lai sáng sủa ở phía trước.
|
Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn